13 tháng 4, 2011

Sa dạ con - nỗi khổ khó nói

Bà Sâm luôn đau đớn vì tử cung bị sa ra ngoài âm đạo, liên tục cọ sát vào quần. Bà phải thường xuyên dùng tay ấn vào nhưng nó vẫn cứ lòi ra.


Sa tử cung tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến sinh hoạt (google image)
Bà Hoàng Thị Sâm năm nay 69 tuổi, sống ở thị Xã Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Bà được con cháu đưa xuống Bệnh viện Phụ sản Trung ương khám trong tình trạng tử cung thoát ra bên ngoài âm đạo.

Không dám đi khám vì xấu hổ

Bà Sâm chịu khổ sở như vậy đã 6 - 7 năm nhưng vì bệnh ở chỗ tế nhị nên bà xấu hổ không nói cho con cháu biết. Bà tự tìm đến các bà lang trong vùng cắt thuốc lá uống nhưng tình trạng không cải thiện được là mấy. Thời gian gần đây, “nó” bị lòi hẳn ra bên ngoài, liên tục cọ sát vào quần khiến bà đau rát. Mỗi lần như vậy, bà lại dùng tay ấn vào bên trong nhưng cũng chỉ được một lúc. Nếu bà đi tiêu, đi tiểu hay thậm chí chỉ ngồi xổm là khối tử cung lại “chảy” hết ra ngoài. Chịu hết nổi, bà Sâm mới nói thật để con cháu đưa đi bệnh viện.

Một trường hợp tương tự được bác sĩ Lê Thuý Mùi, nguyên trưởng khoa Sản Bệnh viện Quân đội 354, phụ trách phòng khám sản phụ An Sinh (Đốc Ngữ, Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: Bà Nguyễn Thị Lụa, 74 tuổi, ở huyện Trực Ninh, Nam Định, sinh hạ 5 người con. Mỗi lần sinh con, chỉ sau 10 ngày là bà đã ra đồng làm việc như bình thường. Bà Lụa nhập viện trong tình trạng toàn bộ tử cung “lộ thiên” hết ra phía ngoài âm đạo thành một khối to bằng nắm tay. Bệnh nhân này đã chịu đựng như vậy nhiều năm nên khi đến bệnh viện thì khối tử cung bên ngoài đã bị viêm, lở loét, bốc mùi hôi. Bệnh nhân đau đớn, không ăn ngủ được nên rất gầy yếu.

Mắc bệnh vì con to vẫn đẻ thường

Bác sĩ Thúy Mùi cho biết những phụ nữ này mắc bệnh sa cơ quan sinh dục (hay còn gọi là sa dạ con). Đó là tình trạng tử cung bị giãn, kéo xuống thấp hơn vị trí bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là sinh đẻ nhiều khiến độ đàn hồi của tử cung giảm, lại không có điều kiện kiêng cữ, phải làm việc nặng sớm sau đẻ khi tử cung vốn đã giãn hết chưa có thời gian phục hồi. Chính vì thế mà phần lớn bệnh nhân là người đã lớn tuổi, đẻ nhiều. Phụ nữ ở nông thôn cũng có tỷ lệ mắc nhiều hơn.

Tuy nhiên, có những phụ nữ đẻ ít, chế độ ăn uống, sinh hoạt tốt vẫn bị sa dạ con như trường hợp của chị Thu Thủy (ở Hà Đông, Hà Nội). Thời kỳ mang thai đứa con đầu tiên, chị Thủy tăng gần 30 kg. Lúc sinh, em bé được 4 kg và chị vẫn đẻ thường. Sinh con đã gần một năm mà chị vẫn hay bị đái dắt, lại có cảm giác tức, vướng, khó chịu ở âm đạo. Đi khám, chị được bác sĩ cho biết bị sa dạ con.

Trường hợp của chị Thủy được bác sĩ Thúy Mùi giải thích: Do cơ địa, sức đàn hồi của các dây chằng kém, đồng thời khi mang thai, chị lại tăng quá nhiều cân, em bé to làm dây chằng ở tử cung “quá tải”. Lúc sinh chị lại phải gắng sức rặn mạnh. Có thể cuộc chuyển dạ kéo dài khiến chị bị sa cơ quan sinh dục ngay khi chỉ sinh một đứa con.

Điều trị không quá phức tạp

Bệnh sa cơ quan sinh dục có ba mức độ. Ở mức độ nhẹ, tử cung bị kéo giãn, chùng xuống thấp hơn một chút so với vị trí ban đầu nhưng vẫn nằm trong âm đạo. Người bệnh cảm giác hơi tức, vướng, nặng ở bộ phận sinh dục, thỉnh thoảng hay bị tiểu dắt, tiểu són, đặc biệt là khi ho, cười lớn hoặc vận động mạnh. Mức độ thứ hai là tử cung giãn, sệ xuống khe hở của âm đạo. Mỗi khi rặn, cố gắng để đi vệ sinh, ngồi xổm hoặc mang xách nặng, một phần tử cung sẽ bị đẩy ra ngoài. Nếu nghỉ ngơi, nó sẽ tự co lại vào bên trong. Ở mức nặng nhất, toàn bộ tử cung "chảy" hết ra ngoài âm đạo. Người bệnh có thể nhìn, sờ thấy một khối thịt tròn cỡ nắm tay ở đó và khối thịt này không tự co lại được. Nếu bệnh đã đến mức độ này thì luôn kèm theo viêm tấy do bệnh nhân thường xuyên đi tiểu són, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

Theo bác sĩ Thúy Mùi, bệnh ở mức độ nhẹ có thể không cần phẫu thuật. Người bệnh cần kiên trì tập luyện một số bài tập, đặc biệt là các bài tập cho vùng xương chậu, để nâng khả năng đàn hồi cho tử cung, kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Dần dần tử cung có thể sẽ trở lại vị trí ban đầu.

Ở mức thứ hai và thứ ba, khi tử cung đã xệ hẳn xuống, thò ra bên ngoài thì không còn khả năng tự phục hồi bằng tập luyện mà bắt buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật. Nếu người bệnh còn nhu cầu sinh đẻ thì bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét tiến hành thủ thuật treo tử cung lên, làm hẹp âm đạo để giữ lại chức năng sinh sản. Với trường hợp không còn khả năng sinh sản (ở người lớn tuổi) thì phương pháp cắt bỏ hoàn toàn tử cung sẽ được lựa chọn.

Bác sĩ Thúy Mùi cho biết sa tử cung tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Bệnh lại ở khu vực "nhạy cảm" nên nhiều chị em xấu hổ, ngại đi khám. Khi bệnh nặng họ mới đến bác sĩ nên việc điều trị vừa lâu lành lại vừa phải can thiệp mạnh hơn.

Để phòng bệnh, chị em trong độ tuổi sinh đẻ cần có chế độ ăn uống nhiều chất xơ, rau xanh để tránh táo bón, tập luyện vừa sức trong thời gian mang thai. Sau khi sinh, cần có đủ thời gian để kiêng cữ, nghỉ ngơi cho cơ thể phục hồi.
_____________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com


 
Design by HD